Trường hợp tạm giữ người theo pháp luật tố tụng hình sự
Chúng tôi không bàn đến việc cháu gái bạn có bị vu oan hay không, trên phương diện pháp luật thì có thể xác định trường hợp của cháu gái bạn như sau:
Phía gia đình bên kia khi phát hiện bị mất trộm tiền thì đã đã đến cơ quan công an để khai báo về việc mất và đưa ra tin báo về tội phạm, cơ quan công an tiếp nhận tin báo và thực hiện đúng theo nhiệm vụ, thẩm quyền của mình theo Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng....
Do đó, cơ quan công an có thể yêu cầu cháu gái bạn đến trụ sở cơ quan công an phường đề tiến hành xác minh vụ việc. Trong quá trình điều tra thì cơ quan công an có thể tạm giữ người để tiến hành điều tra. Tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác minh, và để quyết định việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Về việc bạn nói cháu gái bạn bị còng tay và nói là đưa đi giam thì thông tin rất mơ hồ, không rõ ràng nên chúng tôi chưa thể tư vấn một cách chính xác nhất cho bạn được mà chỉ có thể đưa ra quy định pháp luật dự liệu trong trường hợp của bạn như ở trên.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp tạm giữ người theo pháp luật tố tụng hình sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng hình sự 2003 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?