-
Chấm dứt hợp đồng lao động
-
Trợ cấp thôi việc
-
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
-
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
-
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
-
Mức hưởng trợ cấp thôi việc
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
-
Trợ cấp mất việc làm
-
Phương án sử dụng lao động
-
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
-
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
-
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
Trả lương cho nhân viên trong thời gian đã có thông báo thôi việc
Theo quy định của Điều 47 Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể:
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Đồng thời, Điều 96 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định về Nguyên tắc trả lương như sau:
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì đơn vị người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương đúng thời hạn cho người lao động theo thỏa thuận cam kết trong hợp đồng lao động đã ký kết. Trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương, chế độ khác cho người lao động. Theo đó, pháp luật không có quy định về việc đơn vị có quyền giữ lương của người lao động. Trường hợp đơn vị giữ lương - tức hành vi vi phạm pháp luật về lao động thì để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi Phòng lao động thương binh xã hội để giải quyết.
Đồng thời, với hành vi vi phạm trên đơn vị sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3, Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội...Cụ thể:
Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trả lương cho nhân viên trong thời gian đã có thông báo thôi việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Có cần nộp sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư khi tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư không?
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước bao gồm những loại nào? Hình thức xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án?
- Thời điểm kiểm toán tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư là khi nào?
- Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước có bao nhiêu nhóm thông tin chính?
- Tài sản công tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những loại tài sản nào? Cần tuân thủ những nội dung gì khi tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp sử dụng tài sản công được giao vào mục đích kinh doanh?