Sinh con thứ 3, trường hợp nào không phạm luật?
Trước hết, Bộ Y tế khẳng định việc con thứ 3 nêu trên không thuộc một trong các trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con theo Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số và Nghị định 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 của Chính phủ sửa đổi Khoản 6, Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo nội dung trình bày thì gia đình đã chủ động thực hiện kế hoạch hóa gia đình ngay sau khi sinh con lần thứ 2, người vợ đã triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng (đây là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất cao), 6 năm sau ngày triệt sản, người vợ mới có thai trở lại. Khi phát hiện có thai, gia đình đã chủ động đến bệnh viện xin làm thủ thuật không thành công. Các bác sĩ khuyên nên giữ lại thai vì nếu cố phẫu thuật lấy thai sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Điều này chứng tỏ gia đình đã có ý thức tự giác chấp hành chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Nếu có đầy đủ các bằng chứng xác định người vợ đã triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng, khi phát hiện có thai đã kịp thời đến cơ sở y tế để làm thủ thuật hút điều hòa kinh nguyệt hoặc phá thai mà do bệnh lý không giải quyết được thì đây là một trường hợp sinh con thứ 3 ngoài ý muốn, Bộ Y tế đề nghị xem xét không nên xử lý kỷ luật đối tượng như một trường hợp vi phạm chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?