Điều tra điều kiện kinh tế để được quyền nuôi con
Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định trên thì điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm:
+ Điều kiện về kinh tế: Có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, có chỗ ở hợp pháp,…đảm bảo cho con được học tập, vui chơi,…
+ Điều kiện về nhân thân: Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước, không có hành vi vi phạm pháp luật,…đảm bảo cho con được phát triển trong môi trường lành mạnh, văn minh.
Ngoài các điều kiện trên còn xem xét thêm một số điều kiện khác như về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,…
Theo thông tin bạn trình bày thì Tòa ra bản án và giao con cho người đưa đơn trong khi chưa xem xét các điều kiện về kinh tế riêng.
Tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Nếu bạn có căn cứ cho rằng việc Tòa ra bản án mà chưa xem xét các điều kiện trực tiếp để nuôi con và nếu bạn thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn có quyền làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa ra bản án.
Đơn kháng cáo có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
+ Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc điều tra điều kiện kinh tế để được quyền nuôi con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?