Tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 20 Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, theo đó:
1. Căn cứ tổ chức đoàn kiểm tra.
Kiểm tra thông qua tổ chức đoàn kiểm tra được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền có thể phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra liên ngành hoặc kiểm tra theo chuyên ngành đối với hoạt động đầu tư. Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được thông qua, trường hợp trong cùng một năm có từ 02 cuộc kiểm tra chuyên ngành đối với một dự án thì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.
2. Thành lập đoàn kiểm tra.
a) Kiểm tra thông qua thành lập đoàn kiểm tra được ghi vào kế hoạch kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan để bố trí thành viên tham gia đoàn kiểm tra liên ngành phù hợp, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất. Đoàn kiểm tra được thành lập trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra.
b) Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt hoặc thực tế yêu cầu của công tác quản lý, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì dự thảo Đề cương triển khai kiểm tra và trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ tên đối tượng được kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra (trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, các thành viên), phạm vi, hình thức, nội dung và thời gian kiểm tra, trách nhiệm của đoàn kiểm tra, của đơn vị kiểm tra và các đơn vị có liên quan.
c) Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng đoàn kiểm tra trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi Tiết, gồm:
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Thời gian và địa Điểm kiểm tra;
- Thành phần Đoàn kiểm tra;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra;
- Chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra;
- Dự trù kinh phí cho Đoàn kiểm tra.
d) Trên cơ sở Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra chi Tiết đã được phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan liên quan (nếu có) về việc kiểm tra (thời gian, địa Điểm, nội dung kiểm tra; các tài liệu cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra).
Mẫu báo cáo cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm tra được ban hành tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này để các đơn vị chủ trì kiểm tra tham khảo áp dụng. Tùy theo Mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra và theo tính chất, đặc Điểm, lĩnh vực, ngành nghề của dự án có vốn đầu tư nước ngoài được kiểm tra, Mẫu báo cáo gửi cho đối tượng được kiểm tra có thể được lược bớt các nội dung không phù hợp hoặc bổ sung các nội dung khác cần thiết cho việc kiểm tra.
Thời gian thực hiện việc kiểm tra do Trưởng đoàn quyết định, nhưng phải sau ít nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan, đơn vị được kiểm tra nhận được văn bản thông báo kiểm tra hoặc sau ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Đoàn.
Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra phải có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho cơ quan được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra được ấn định thời gian kiểm tra đột xuất.
3. Thời gian kiểm tra.
Thời gian hoạt động của Đoàn kiểm tra do người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra quyết định; tuy nhiên không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, địa bàn rộng thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Thời gian kiểm tra đối với mỗi tổ chức kinh tế, dự án không quá 03 ngày làm việc. Trong trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Tổ chức kiểm tra.
a) Sau khi thông báo cho đơn vị được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo kế hoạch kiểm tra chi Tiết.
b) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin, tài liệu (nếu cần); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở cho báo cáo kết quả kiểm tra.
c) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra được hoàn thành vào ngày kết thúc kiểm tra tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên được ủy quyền, phân công (trong trường hợp tiến hành kiểm tra nhiều vấn đề, liên ngành) và đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra để làm cơ sở lập Báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra sau này.
d) Khi kết thúc kiểm tra tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đại diện có thẩm quyền của đơn vị được kiểm tra biết và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng trong quá trình kiểm tra.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?