Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên thiết bị di động
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên thiết bị di động được quy định tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động như sau:
1. Đăng ký với Bộ Công Thương ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
2. Xây dựng và công bố trên ứng dụng những thông tin sau:
a) Phạm vi trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng trong những giao dịch được thực hiện qua ứng dụng này;
b) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện qua ứng dụng;
c) Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch được thực hiện qua ứng dụng;
d) Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng ứng dụng theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
đ) Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thực hiện qua ứng dụng.
3. Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người sử dụng ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ cung cấp các thông tin theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 29 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
4. Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.
5. Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này nếu ứng dụng có chức năng đặt hàng trực tuyến.
6. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 41 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP nếu ứng dụng có chức năng tương tự như website khuyến mại trực tuyến.
7. Thực hiện các quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 52/2013/NĐ-CP nếu ứng dụng có chức năng đấu giá trực tuyến.
8. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
9. Ngăn chặn và loại bỏ khỏi ứng dụng các thông tin bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
10. Loại bỏ khỏi ứng dụng những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.
11. Yêu cầu người bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên ứng dụng của mình phải cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó (trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh).
12. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật sử dụng ứng dụng của mình.
13. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Trên đây là quy định về Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên thiết bị di động. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 59/2015/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Nghị định 115 năm 2020 file word về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức mới nhất?
- Từ 1/1/2025, 1 sân tập lái ô tô phải đáp ứng tối đa lưu lượng 1000 học viên?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?