Giành lại quyền nuôi con được không?
Tranh chấp bạn đang đề cập là tranh chấp về quyền nuôi con. Do đó, căn cứ Điều 29, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết vụ việc này thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn đang thường trú.
Thủ tục và hồ sơ yêu cầu bạn sẽ chuẩn bị theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn để Tòa án xem xét: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, bạn có thể dựa vào căn cứ về việc vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con để yêu cầu tòa án thay đổi người nuôi con.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giành lại quyền nuôi con. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?