Cần làm gì để đưa người vào cơ sở bảo trợ xã hội?
Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội được quy định tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi. Cụ thể:
1. Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội
a) Đối tượng (hoặc thân nhân) phải làm đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo lý lịch trích ngang của đối tượng; nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm 01 hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ sở y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
b) Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản xác nhận của cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Trường hợp đối tượng tự nguyện thì có hợp đồng thoả thuận giữa giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội với đối tượng hoặc người đại diện của đối tượng.
2. Thủ tục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp
a) Cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời;
Đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định. Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
b) Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở công lập. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng. Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.”
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đưa người vào cơ sở bảo trợ xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?