Mức thu phí hoa tiêu đối với hoạt động hàng hải nội địa là bao nhiêu?
Mức thu phí hoa tiêu đối với hoạt động hàng hải nội địa được quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải như sau:
1. Mức thu phí hoa tiêu:
a) Tàu thuyền có sử dụng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải phải trả phí hoa tiêu theo mức 25 đồng/GT/HL; mức thu tối thiểu một lượt: 500.000 đồng/1 lượt dẫn tàu;
b) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại cảng dầu khí ngoài khơi có sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo mức 35 đồng/GT/ HL; mức thu tối thiểu một lượt: 2.000.000 đồng/1 lượt dẫn tàu;
c) Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:
Tuyến dẫn tàu Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); Các tuyến dẫn tàu khu vực Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); Các tuyến dẫn tàu: Bình Trị, Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang): 40 đồng/GT/HL; Mức tối thiểu: 500.000 đồng/1 tàu/1 lượt dẫn tàu.
Các tuyến dẫn tàu Cửa Lò, Bến Thuỷ (tỉnh Nghệ An); Tuyến dẫn tàu Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hoá), Tuyến dẫn tàu Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh); Tuyến dẫn tàu Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế), tuyến dẫn tàu Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi): 60 đồng/GT/HL; Mức tối thiểu: 500.000 đồng/1 tàu/1 lượt dẫn tàu.
Tuyến từ Định An qua luồng Sông Hậu: 30 đồng/GT/HL; Mức tối thiểu: 1.500.000 đồng/1 tàu/1 lượt dẫn tàu.
d) Tàu thuyền vào, rời, di chuyển trong khu vực giàn khoan dầu khí có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:
- Vào: 150 đồng/GT;
- Rời: 150 đồng/GT.
đ) Tàu thuyền di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu như sau:
- Khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý áp dụng mức thu 60 đồng/GT. Mức thu tối thiểu là 300.000 đồng/1 tàu/1 lần di chuyển;
- Khoảng cách dẫn tàu từ 05 hải lý trở lên áp dụng mức thu tại điểm a khoản 1 Điều này. Mức thu tối thiểu bằng 300.000 đồng/1 tàu/1 lần di chuyển.
2. Các quy định cụ thể về thu phí hoa tiêu:
a) Khi yêu cầu dịch vụ hoa tiêu, người vận chuyển phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu là 6 giờ. Trường hợp thay đổi giờ yêu cầu hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu phải báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến tối thiểu là 3 giờ.
Trường hợp huỷ bỏ yêu cầu hoa tiêu mà thời gian báo cho tổ chức hoa tiêu biết trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu đã dự kiến dưới 3 giờ, người vận chuyển phải trả tiền chờ đợi với mức như sau:
- Hoa tiêu: 20.000 đồng/1 người/1 giờ;
- Hoa tiêu và phương tiện: 200.000 đồng/1 người và phương tiện/1 giờ.
- Cách tính thời gian chờ đợi như sau
+ Hoa tiêu chưa xuất phát: tính 1 giờ;
+ Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu, thời gian chờ đợi trong trường hợp này được tính tối thiểu là 1 giờ;
+ Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo thời gian giữ lại.
Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu sau thời điểm yêu cầu dịch vụ hoa tiêu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc yêu cầu dịch vụ hoa tiêu coi như đã hủy bỏ và tàu phải trả 80% số tiền phí hoa tiêu theo khoảng cách dẫn tàu đã yêu cầu hoa tiêu trước đó và mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Tàu thuyền có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tàu thuyền không vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.
đ) Tàu thuyền không tới thẳng cảng đến mà yêu cầu neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh cho việc đưa đón hoa tiêu. Mức thu chi phí phương tiện không vượt quá 300.000 đồng/1 tàu/1 lần;
e) Tàu thuyền đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ mà đại diện chủ tàu đã yêu cầu và được cảng vụ hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa có mặt khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu là 250.000 đồng/giờ tính trên số giờ mà tàu thuyền phải chờ đợi thực tế;
g) Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuyền không vận hành được vì lý do bất khả kháng, có xác nhận của cảng vụ hàng hải thì thu bằng mức thu tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này;
h) Tàu thuyền vào, rời cảng để bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải; Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc phạm vi đối tượng thu phí hoa tiêu.
Trên đây là quy định về Mức thu phí hoa tiêu đối với hoạt động hàng hải nội địa. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?