Mức thu phí bảo đảm hàng hải đối với hoạt động hàng hải nội địa là bao nhiêu?

Mức thu phí bảo đảm hàng hải đối với hoạt động hàng hải nội địa là bao nhiêu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm trong lĩnh vực hàng hải. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn. Mức thu phí bảo đảm hàng hải trong hoạt động hàng hải nội địa được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Khánh Ngọc (ngoc****@gmail.com)

Mức thu phí bảo đảm hàng hải trong hoạt động hàng hải nội địa được quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải như sau:

Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

a) Tàu thuyền có dung tích toàn phần dưới 2.000 GT:

- Lượt vào                    300 đồng/GT;

- Lượt rời:                     300 đồng/GT.

b) Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 2.000 GT trở lên

- Lượt vào:                   600 đồng/GT;

- Lượt rời:                     600 đồng/GT.

c) Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí bảo đảm hàng hải theo mức 550 đồng/GT/lần cập cảng;

d) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ khu vực hàng hải tới khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

- Lượt vào:                   950 đồng/GT;

- Lượt rời:                    950 đồng/GT.

+ Các quy định về thu phí bảo đảm hàng hải

a) Tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tàu/1 tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi của tàu này trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hoá, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:

- Tàu thuyền có dung tích toàn phần dưới 500 GT vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 10 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thu bằng 70% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó.

- Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 500 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 7 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thu bằng 60% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó.

- Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 1.500 GT trở lên vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thu bằng 50% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó.

d) Tàu thuyền đang hành trình trên biển phải xin vào cảng biển vì mục đích tránh bão khẩn cấp mà không xếp dỡ hàng hoá, không đón, trả khách được áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là quy định về Mức thu phí bảo đảm hàng hải đối với hoạt động hàng hải nội địa. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

Hoạt động hàng hải
Hỏi đáp mới nhất về Hoạt động hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc hoạt động hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng nào phải chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải quốc tế?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng nào phải chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa?
Hỏi đáp pháp luật
Phí trọng tải hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Mức thu phí bảo đảm hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Mức thu phí hoa tiêu đối với hoạt động hàng hải quốc tế là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Những trường hợp nào không thuộc phạm vi đối tượng thu phí bảo đảm hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế?
Hỏi đáp pháp luật
Phí neo đậu tàu thuyền tại khu nước, vùng nước đối với hoạt động hàng hải quốc tế là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực hàng hải đối với tàu thuyền trong hoạt động hàng hải quốc tế là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Phí neo đậu tại khu nước, vùng nước đối với hàng hóa trong hoạt động hàng hải quốc tế là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoạt động hàng hải
Thư Viện Pháp Luật
294 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hoạt động hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào