Biện pháp can thiệp của Nhà nước đối với thị trường vàng trong nước
Biện pháp can thiệp của Nhà nước đối với thị trường vàng trong nước được quy định tại Điều 18 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, theo đó:
1. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia và tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế can thiệp thị trường trong nước trong từng thời kỳ.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp cụ thể, bao gồm:
a) Thời điểm can thiệp;
b) Loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ và khối lượng vàng can thiệp;
c) Tỷ giá và giá vàng can thiệp;
d) Hình thức can thiệp bao gồm mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và vàng;
đ) Đối tác thực hiện can thiệp;
e) Việc chuyển đổi từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại khi cần thiết;
g) Các nội dung khác có liên quan,
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hình thức can thiệp khác ngoài các hình thức can thiệp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.
Trên đây là quy định về biện pháp can thiệp của Nhà nước đối với thị trường vàng trong nước. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vị trí và chức năng như thế nào? Trong đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Những trường hợp nào lao động nam được hưởng chế độ thai sản? Thời gian hưởng chế độ khi sinh con đối với lao động nam có vợ sinh con là bao lâu?
- Ai có quyền trình kháng nghị hàng hải bổ sung? Trường hợp xảy ra sự cố tại cảng biển Việt Nam thì trình kháng nghị hàng hải trong vòng mấy giờ?
- Có được phép quảng cáo thuốc lá điện tử không? Hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội? Khi nào Quốc hội tiến hành tổ chức họp kín?