Nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức nước ta là gì?
Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức được quy định tại Điều 10 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, theo đó, Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Can thiệp thị trường trong nước.
3. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
4. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
5. Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Trên đây là quy định về các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Nhà thầu nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng?
- Thủ tục chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất? Công ty hợp nhất phải chịu trách nhiệm như thế nào về các khoản nợ chưa thanh toán của các công ty bị hợp nhất?
- Việc đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện trong các trường hợp nào?
- Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường? Giấy phép môi trường có thể có thời hạn bao lâu?
- Đề xuất: Quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời sẽ không được mua bán đất?