Các hình thức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

Các hình thức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ với một số đối tượng trong đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Em muốn hỏi: Các hình thức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng được quy định như thế nào? Nội dung cụ thể như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn! Thùy Dung, Đà Nẵng.

Các hình thức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng được quy định tại Điều 8 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

1. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

a) Hỗ trợ thông qua hình thức giao nhiệm vụ giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập trực thuộc. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật;

b) Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập không phải là đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư này.

2. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo quy định tại Chương III Thông tư này;

Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm).

3. Cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo) nhận hồ sơ của người học, xem xét các điều kiện nhập học, tổ chức đào tạo; đồng thời căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, đi lại cho người học theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg hoặc mức hỗ trợ bổ sung theo quyết định của địa phương (nếu có). Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc buộc thôi học, cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề, thực hiện giảm trừ các chi phí trực tiếp cho học viên như: nguyên, nhiên, vật liệu học nghề, tiền ăn trong thời gian học sinh nghỉ học và tiền đi lại (lượt về).

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về các hình thức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, được quy định tại Thông tư 152/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
241 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào