Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi đe dọa người khác
Đối với trường hợp đánh nhau, gây rối trật tự xã công công có thể bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
"2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác."
Trong trường hợp, thương tích của người bị hại là trên 11% có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hải về sức khỏe cho người khác của Bộ Luật Hình sự 1999. Ngoài ra người thực hiện hành vi gây thương tích còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 609 Bộ Luật Dân sự 2005 như sau:
"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Do đó, trong trường hợp của bạn, việc anh bạn cùng ba người khác gây thương tích cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự tùy từng trường hợp và trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại liên đới. Mức bồi thường thiệt hại được xác định trên thiệt hại thực tế mà người kia phải chịu do hành vi của anh bạn gây ra. Trong trường hợp không đồng ý với mức bồi thường của gia đình bạn thì họ có quyền được khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc họ theo dõi và đánh anh bạn là trái với quy định của pháp luật, anh trai bạn có quyền báo công an và tương tự tùy vào mức độ thương tích, những người đã gây thương tích cho anh bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về hành chính hoặc hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh trai bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm pháp lý khi có hành vi đe dọa người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 167/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?