Đã trả nợ vẫn bị đòi phải làm thế nào?

Đã trả nợ vẫn bị đòi phải làm thế nào? Nhiều năm trước, khi ông nội tôi bán nhà, ông ấy đã dùng một phần để trả cho ba tôi nói là hoàn trả tiền mà trước đây ba tôi cho ông. Sau đó ông cho ba tôi mượn nột số tiền để mua xe cẩu và có ghi giấy tờ vay mượn... Tiếp theo đó ba tôi đã làm ăn tốt và đã trả lại cho ông tôi số tiền nhiều hơn cả khi mượn rất nhiều. Vậy mà bây giờ ông lại dùng tờ giấy đó và nói ba tôi vẫn nợ ông 10 mấy triệu và yêu cầu ba tôi tiếp tục trả nếu không sẽ khởi kiện. Vậy thì chúng tôi phải làm như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định :

"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."

Tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 gồm : vật,tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Trong trường hợp này hợp đồng giao kết giữa bố và ông nội của bạn là hợp đồng vay tài sản, tài sản vay là tiền.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 474 Bộ luật dân sự 2005như sau :

" Điều 474.Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."

Khi đến thời hạn vay, bố bạn đã tiến hành trả hết nợ cho ông nội như vậy tại thời điểm đó hợp đồng vay tiền giữa hai bên đã chấm dứt.Tuy nhiên, khi tiến hành trả nợ, do bố bạn không yêu cầu tiêu hủy bản gốc của hợp đồng vay tiền do vậy ông nội bạn đã lấy hợp đồng vay tiền đó để yêu cầu bố bạn phải tiếp tục trả nợ là không phù hợp với quy định của pháp luật.Do vậy trong trường hợp này bố bạn có thể đưa ra các bằng chứng để chứng minh mình đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ đối với ông nội của bạn.Nếu không có bằng chứng chứng minh bạn có thể trình báo cơ quan công an để tiến hành can thiệp, điều tra và giải quyết giúp bạn.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi đã trả nợ mà vẫn bị đòi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
220 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào