Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong quản lý nợ công được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong quản lý nợ công được quy định tại Điều 7 Luật Quản lý nợ công 2009, cụ thể như sau:
1. Quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm, bao gồm:
a) Nợ công so với GDP;
b) Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;
c) Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước;
d) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
2. Quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ.
3. Quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước.
4. Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ.
5. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong quản lý nợ công, được quy định tại Luật Quản lý nợ công 2009. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?