Công tác giám sát thường xuyên tình trạng nợ công bao gồm những nội dung gì?
Nội dung công tác giám sát thường xuyên tình trạng nợ công được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm:
a) Theo dõi và tính toán các chỉ tiêu nợ hiện tại và tương lai theo diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước nhằm nhận diện mức độ rủi ro về nợ để có biện pháp xử lý phù hợp;
b) Thực hiện giám sát các chỉ tiêu về nợ công trong mối tương quan với các chỉ số kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo các ngưỡng an toàn về nợ;
c) Dự báo, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh Mục nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất;
d) Giám sát việc thực hiện hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung công tác giám sát thường xuyên tình trạng nợ công, được quy định tại Nghị định 79/2010/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên được thực hiện dựa trên tiêu chí nào?
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng có phải nộp lại Huy hiệu Đảng hay không? Cơ quan nào có trách nhiệm thu hồi Huy hiệu Đảng?
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên dựa trên tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao được tiến hành như thế nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945?
- Chính thức: Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024?