Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia
Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công và được hướng dẫn bởi Chương 2 Thông tư 56/2011/TT-BTC, theo đó:
1. Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP);
b) Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;
c) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu;
d) Nợ chính phủ so với GDP;
đ) Nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;
e) Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;
g) Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước;
h) Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ (Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 56/2011/TT-BTC )
2. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia:
a) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm;
b) Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giám sát và an toàn về nợ giai đoạn 5 năm trước;
c) Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế;
d) Các cân đối giữa vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư cho toàn xã hội, khả năng huy động vốn vay trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển; cân đối ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế;
đ) Tình hình và khả năng tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá trong từng giai đoạn;
e) Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế về ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định phương pháp tính toán và xây dựng các chỉ tiêu giám sát nợ quy định tại Khoản 1 Điều này. Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt các chỉ tiêu an toàn về nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý nợ công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chỉ tiêu an toàn về nợ được Chính phủ phê duyệt này trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trình Chính phủ phê duyệt, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với các chỉ tiêu giám sát nợ còn lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cùng với kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, được quy định tại Nghị định 79/2010/NĐ-CP và một số VB hướng dẫn. Bạn vui lòng tham khảo các văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?