Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú theo pháp luật hiện hành
Trường hợp của bạn thuộc nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó, trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu về con và tài sản thì được giải quyết theo quy định của Luật này. Mặt khác, theo nội dung bạn trình bày thì có thể hiểu là bạn đã công nhận bạn trai bạn là cha của cháu bé. Như vậy, bạn trai bạn có quyền tranh chấp quyền nuôi con với bạn.
Khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp nuôi con là một trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu bạn trai bạn khởi kiện ra Tòa án để tranh chấp quyền nuôi con thì bạn sẽ tham gia với tư cách là đương sự của vụ án. Về nguyên tắc, việc xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi cháu bé sẽ được căn cứ trên việc bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con.
Tuy nhiên, như bạn nêu thì cháu bé hiện mới được 19 tháng tuổi, do vậy, căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?