Ngân hàng không chịu làm thẻ ATM vì là người khuyết tật có đúng không?
Một người được xem là không đủ hay hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó:
“1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự...”.
Căn cứ những quy định trên, một cá nhân chỉ bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự khi đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, bạn vẫn là người có năng lực hành vi đầy đủ và được tham gia vào các giao dịch dân sự một cách tự do và phải được đối xử một cách bình đẳng. Trong trường hợp này, theo pháp luật, bạn vẫn được thực hiện các giao dịch, được làm thẻ ATM. Nhân viên ngân hàng từ chối việc mở thẻ cho bạn là sai quy định.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật 2010, người khuyết tật có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Nghiêm cấm hành vi kì thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
Khoản 3 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 định nghĩa: “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”.
Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, mức phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?