Xử lý hình sự với người tâm thần được không?
Một người gây thiệt hại tài sản cho người khác, cụ thể trong trường hợp này là đốt xe máy phạm tội hủy hoại tài sản, quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999.
Như vậy, người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến tù chung thân, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội
Tuy nhiên, theo trình bày ban đầu và quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự 1999, người bị bệnh tâm thần, là trạng thái không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trình tự và thủ tục bắt buộc chữa bệnh được quy định tại Điều 43, 44, Bộ luật hình sự 1999
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, VKS hoặc TAND căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu chưa đến mức đưa vào cơ sở y tế thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước đó có tiền sự bệnh mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.
Điều 44. Thời gian bắt buộc chữa bệnh
Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Trong trường hợp này, mặc dù cậu hàng xóm này của anh thuộc diện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng cần báo cho cơ quan công an để họ lập thủ tục bắt buộc chữa bệnh. Vì người này đã đốt cháy xe gây thiệt hại trên 25 triệu đồng, là hành vi phạm tội nên bất kỳ ai cũng có quyền báo tố giác với cơ quan công an để cách ly trách gây các thiệt hại sau này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hình sự với người tâm thần. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?