Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm được quy định tại Điều 11 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản như sau:
1. Đăng ký kiểm dịch
Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Thông tư này đến Cơ quan Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu). Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì đề nghị chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
b) Kiểm tra lâm sàng đối với động vật thủy sản; kiểm tra cảm quan, Điều kiệu bảo quản, thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản;
c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có), trừ các chỉ tiêu bệnh đã được công nhận an toàn dịch đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 42 của Luật thú y.
4. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.
5. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;
b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật thủy sản, thực trạng hàng hóa, Điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật thủy sản;
c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.
Trên đây là quy định về Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?