Mục tiêu, yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
Mục tiêu, yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được quy định tại Điều 8 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
1. Năm 2017, là năm thứ hai của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, là năm đầu triển khai Luật NSNN năm 2015 và cũng là năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017-2020, nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2016-2020 và các Mục tiêu chiến lược tài chính đến năm 2020.
2. Việc xây dựng dự toán NSNN phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với Mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua và Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
3. Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2017 theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Quán triệt chủ trương triệt để Tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
4. Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương trên cơ sở đánh giá thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, bám sát các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và giai đoạn 2016-2020 của ngành, lĩnh vực và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong năm 2017; chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai trong năm 2017 để hoàn thành nhiệm vụ, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
5. Các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực tiếp tục rà soát tổng thể các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) để bãi bỏ, hoặc lồng ghép theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ, lồng ghép các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả; chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới khi cân đối được nguồn; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Lập dự toán NSNN đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN năm 2015; thuyết minh về cơ sở pháp lý, chi Tiết tính toán và giải trình cụ thể.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về mục tiêu, yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?