Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2016

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2016 được quy định như thế nào? Tôi hiện đang công tác trong cơ quan hành chính cấp xã. Tôi rất quan tâm các hoạt động liên quan tới thực hiện ngân sách nhà nước và nội dung này cũng liên quan trực tiếp công việc hiện nay của tôi. Năm 2016 sắp kết thúc, chúng tôi cũng chuẩn bị cho năm ngân sách 2017. Tuy nhiên, có một số vấn đề về pháp lý mà tôi vẫn chưa rõ. Cho tôi hỏi: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2016 được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2016 được quy định tại Điều 4 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

1. Tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2016 theo từng lĩnh vực chi được giao; kết quả thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án lớn; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

2. Kết quả việc dừng triển khai và thu hồi các Khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng theo quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu, đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2016, cụ thể:

a) Đối với các chế độ, chính sách: Đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ; rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ không phù hợp với thực tế.

b) Tình hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và bổ sung, sửa đổi tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.

c) Tình hình triển khai thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện cả năm 2016 đối với các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP); tình hình thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực (giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ,…): Số đơn vị đã giao tự chủ theo từng loại; lộ trình Điều chỉnh giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; tác động đến NSNN (nguồn thu của đơn vị sự nghiệp và số NSNN hỗ trợ thêm cho các đơn vị sự nghiệp - nếu có).

d) Một số nội dung cần chú trọng trong đánh giá các lĩnh vực chi NSNN:

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề, việc thực hiện Điều chỉnh học phí năm 2016 theo lộ trình quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ. Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học công lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí Điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ đánh giá cụ thể tiến độ và kết quả triển khai Đề án đến hết năm 2016; trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện các cam kết; trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học thực hiện Đề án thí Điểm.

Lĩnh vực y tế: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ưu đãi trong lĩnh vực y tế; tình hình thực hiện và tác động Điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTCcủa Liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính; tình hình phân loại tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công.

Đánh giá tình hình thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá tình hình thực hiện và bố trí nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực hiện theo quy định.

- Hoạt động dự trữ quốc gia:

Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi nhập, xuất, bảo quản, bảo hiểm,... hàng dự trữ quốc gia 6 tháng đầu năm 2016 và dự kiến cả năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch mua gạo xuất hỗ trợ học sinh bán trú, trồng rừng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa (tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục).

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2016, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
152 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào