Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2016
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2016 được quy định tại Điều 2 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, căn cứ kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm, dự báo tình hình sản xuất - kinh doanh, diễn biến giá cả thị trường 6 tháng cuối năm, thực hiện rà soát đánh giá các yếu tố tác động tăng, giảm thu, kiến nghị các giải pháp Điều hành nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2016 đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua; trong đó tập trung vào các nội dung sau:
1. Đánh giá, phân tích từng nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách năm 2016, gồm:
a) Tình hình thuận lợi, khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế do tác động của các yếu tố trong và ngoài nước; sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giá bán, lợi nhuận của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu;
b) Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng;
c) Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp;
d) Mức độ tăng, giảm vốn đầu tư của các thành phần kinh tế;
đ) Khả năng tiếp cận vốn tín dụng thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp; diễn biến thị trường bất động sản.
Trong đó làm rõ tác động của diễn biến giá dầu thô, giá hàng hóa nông sản, tác động của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, sự cố môi trường biển ở một số tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020, các chính sách tiền tệ, tín dụng, thương mại, đầu tư, chính sách giá, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử và tác động của các yếu tố khác đến nền kinh tế và kết quả thu NSNN trong 6 tháng đầu năm; làm cơ sở đánh giá kết quả thu NSNN trong 6 tháng còn lại của năm 2016.
2. Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về quản lý thu NSNN theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chỉ thị số 22/CT-TTg; tình hình triển khai thực hiện các chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực trong năm 2016, bao gồm giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế theo Luật số 106/2016/QH13; sửa đổi, bổ sung biểu mức thuế suất thuế tài nguyên theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13; sửa đổi giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu và hàng hóa chịu thuế TTĐB sản xuất trong nước theo Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính; hướng dẫn thu, nộp và quản lý Khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính; thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính và các văn bản, chính sách, chế độ thu thuế, phí, lệ phí khác tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ thu năm 2016.
3. Đánh giá tình hình xử lý và thu hồi nợ đọng thuế
Kết quả thực hiện công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế năm 2016; thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, quyết định truy thu của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế.
Rà soát, xác định chính xác số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2016, số nợ thuế được xóa theo quy định, số nợ thuế thu hồi được trong năm 2016 và số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Tổng hợp, phân loại đầy đủ, chính xác số thuế nợ đọng theo quy định.
4. Đánh giá tình hình kê khai, số hoàn thuế GTGT phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trong năm 2016, số dự kiến hoàn cho doanh nghiệp trong năm 2016 gắn với tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT và xử lý thu hồi tiền hoàn thuế GTGT sai quy định, đặc biệt là đánh giá tác động đến số chi hoàn thuế GTGT năm 2016 và số thu NSNN khi thực hiện các nội dung liên quan đến khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định tại Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế. Đề xuất các kiến nghị Điều chỉnh cơ chế quản lý hoàn thuế GTGT để đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
5. Kết quả phối hợp giữa các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống chuyển giá; tồn tại, vướng mắc và giải pháp khắc phục.
6. Kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, thu xử phạt vi phạm hành chính, thu phạt và tịch thu khác 6 tháng đầu năm và ước cả năm 2016.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2016, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?