Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ được quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ, theo đó:
1. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật.
2. Cấp phó của người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu; có trách nhiệm giúp người đứng đầu chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ của cấp phó do người đứng đầu phân công.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ không quá 04 người.
Trong trường hợp do sáp nhập cơ quan thuộc Chính phủ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển của cơ quan có thẩm quyền, số lượng cấp phó có thể nhiều hơn nhưng không quá 05 người và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên đây là quy định về người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Lịch âm 2025 - lịch vạn niên 2025: Xem đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2025?
- Thanh tra chuyên ngành thống kê là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước về những đối tượng nào?
- Cách thức kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện như thế nào?
- 03 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước là gì? Kinh phí cho hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước lấy từ đâu?