Cách ghi chỉ định, chống chỉ định của thuốc được quy định như thế nào?
Điều 18 và Điều 20 Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định:
* Chỉ định của thuốc phải tương ứng với công dụng, dạng bào chế, đường dùng của thuốc. Thông tin về chỉ định phải rõ ràng, cụ thể và phải nêu được các nội dung sau đây:
- Mục đích sử dụng thuốc: ghi rõ mục đích sử dụng thuốc, như: điều trị, hỗ trợ điều trị, phòng (dự phòng), giảm triệu chứng.
- Đối tượng sử dụng thuốc (nếu có): ghi rõ chỉ định hoặc giới hạn chỉ định cho từng nhóm đối tượng sử dụng nhất định, có thể phân loại theo nhóm tuổi hoặc lứa tuổi hoặc giới hạn nhóm tuổi cụ thể.
- Các điều kiện bổ sung để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả (nếu có).
Ví dụ: trong quá trình điều trị, cần phải phối hợp với các thuốc hoặc phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc làm giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
* Chống chỉ định:
- Thuốc có chống chỉ định thì phải ghi cụ thể các trường hợp không được dùng thuốc.
- Thuốc có chống chỉ định ở trẻ em phải ghi rõ trẻ em trong độ tuổi cụ thể (tính theo tháng hoặc năm) hoặc nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) với từng chống chỉ định của thuốc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Điều kiện, tiền trợ cấp chế độ về hưu trước tuổi?
- STT cho ngày valentine 14 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Danh sách 100 trường xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025?
- Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?