Quy định pháp luật hiện hành về thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư?
Đầu tiên, xem xét đến trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Điều 33 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định:
“ 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này và giải quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định”.
Hội đồng thẩm định chỉ đạo Tổ công tác tiếp nhận thẩm định, trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện gửi theo quy định hiện hành của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tổ trưởng Tổ công tác trực tiếp phân công và điều hành các thành viên của Tổ công tác tiến hành thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tổ công tác tổng hợp kết quả thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bằng Biên bản và trình Hội đồng thẩm định xem xét để trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh phê duyệt. Đối với những trường hợp cá biệt, phức tạp, Hội đồng thẩm định tổ chức họp để xem xét, thống nhất nội dung giải quyết trước khi trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt.
Như vậy, thông qua những quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ do UBND cấp tỉnh ký quyết định. Việc Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện có được là một thành viên của Hội đồng này không thì phải xem xét đến điều kiện cũng như những tiêu chí của bên UBND cấp tỉnh trong việc xét những đối tượng được hoạt động trong Hội đồng.
Sau khi được thành lập thì Hội đồng sẽ thực hiện những chức năng theo quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 47/2014/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?