Xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba khi người vay đã bỏ trốn
Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định khi người vay vốn không trả nợ đúng cam kết thì người bảo lãnh phải trả nợ thay.
Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì ngân hàng có quyền thoả thuận với người bảo lãnh về việc xử lý tài sản bảo đảm, nếu không xử lý được thì giao tài sản cho cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá bán tài sản, nếu các bên có tranh chấp thì ngân hàng có quyền khởi kiện ra toà.
Việc người vay nợ trốn khỏi địa phương để trốn tránh việc trả nợ đã đủ dấu hiệu để khởi tố hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tà sản. Do đó ngân hàng hoặc người bảo lãnh có quyền tố cáo ra cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự của người này theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999.
Theo Điều 367 Bộ luật Dân sự 2005 khi người bảo lãnh đã thực hiện trách nhiệm bảo lãnh thì có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thanh toán cho mình số tiền bảo lãnh.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba khi người vay đã bỏ trốn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?