Chất clinker – nguyên liệu chế biến ximang có được coi là khoáng sản không?
Cục Hải quan Bình Phước có ý kiến trao đổi như sau:
Căn cứ mục 6, 7 Phụ lục I danh mục, tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu Ban hành kèm theo Thông tư số: 18 /2009/TT-BXD Ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng thì mặt hàng Cao lanh, làm nguyên liệu gốm sứ xây dựng, nguyên liệu sản xuất vật liệu chịu lửa và Cao lanh Pyrophyllite thuộc diện khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định.
Căn cứ Điều 5 và Điều 8 Thông tư trên quy định về điều kiện và hồ sơ xuất khẩu như sau : « Điều 5. Điều kiện khoáng sản làm vật liệu xây dựng được phép xuất khẩu
1. Khoáng sản được khai thác từ các mỏ có giấy phép khai thác hoặc giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại có chứng từ hợp lệ mua hoặc đấu giá.
3. Cát nhiễm mặn được khai thác tận thu từ việc nạo vét, khơi thông luồng lạch sông, cửa sông, cảng sông giáp biển, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận về lượng cát xuất khẩu nằm ngoài nhu cầu sử dụng của địa phương.
4. Trường hợp khoáng sản thuộc danh mục hạn chế xuất khẩu nhưng có nhu cầu xuất khẩu, thì việc cho phép xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Trường hợp khoáng sản không thuộc danh mục hạn chế xuất khẩu nhưng tại thời điểm có nhu cầu xuất khẩu mà làm ảnh hưởng đến cân đối cung-cầu trong nước thì việc tạm ngừng xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 8. Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:
1. Hồ sơ theo quy định tại pháp luật về thương mại.
2. Kết quả thí nghiệm, phân tích quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Các trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu khoáng sản do tự khai thác, chế biến phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Đối với tổ chức, cá nhân mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác và giấy phép chế biến của bên bán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực cho đến thời điểm diễn ra hành vi khai thác và chế biến;
c) Đối với tổ chức, cá nhân mua khoáng sản để chế biến xuất khẩu phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác của bên bán và giấy phép chế biến khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp như quy định ở điểm b khoản này;
d) Đối với các trường hợp mua khoáng sản ghi tại điểm b và c của khoản này phải kèm theo hợp đồng kinh tế và bản sao y hoá đơn thuế giá trị gia tăng.”
Lưu ý : trường hợp khoáng sản làm vật liệu xây dựng nếu dùng sản xuất ximăng chỉ được khai thác từ các mỏ đá vôi, đất sét và phụ gia làm ximăng phục vụ dự án ximăng theo quy hoạch được duyệt tại tiết m điểm 6 chỉ thị 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?