Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế

Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế

Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế

Khi cơ quan có thẩm quyền viện dẫn trật tự công cộng để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tức là từ chối không áp dụng pháp luật của nước ngoài theo quy phạm xung đột mà sẽ áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết và hệ quả dẫn tới là triệt tiêu hiệu lực áp dụng của quy phạm xung đột, cùng với đó là hệ thống pháp luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ, trong một số trường hợp luật Tòa án sẽ được áp dụng để giải quyết vị việc…

Hệ quả tích cực: Cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật n­ước ngoài lẽ ra phải đ­ược áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà áp dụng nội luật của nước mình trong tình huống pháp lý cụ thể để giải quyết vụ việc, thư­ờng trong trư­ờng hợp này sẽ áp dụng các quy phạm mệnh lệnh của quốc gia.

Ví dụ, cơ quan tài phán Việt Nam sẽ áp dụng luôn Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết mà không phải áp dụng luật nước ngoài được dẫn chiếu đáng lẽ phải áp dụng.

Hệ quả tiêu cực: Pháp luật n­ước ngoài có thể đư­ợc áp dụng như­ng hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó ảnh h­ưởng đến trật tự công quốc gia. Cụ thể là trong tr­ường hợp tòa án phải công nhận hiệu lực của một bản án hay quyết định do tòa án hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết hoàn toàn theo pháp luật n­ước ngoài nhằm bảo lưu trật tự công của quốc gia họ.

Vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải xác định được chính xác vấn đề nào thuộc trật tự công, qua đó cơ quan tài phán mới xác định được trường hợp nào pháp luật nước ngoài dẫn chiếu tới được coi là trái với trật tự công của quốc gia mình để gạt bỏ và áp dụng pháp luật quốc gia.

Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế

Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế (Hình từ Internet)

Tư pháp quốc tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tư pháp quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tư pháp quốc tế
Thư Viện Pháp Luật
1,178 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào