Xúc phạm, hành hung người khác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào?
Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định để bảo vệ quyền con người. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Điều 32 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.” Điều 37 Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. »
Trong trường hợp nữ nhân viên Trung tâm khai thác Nội Bài bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm sức khỏe, thân thể, hành khách có lời lẽ lăng mạ và hành vi túm cổ áo nữ nhân viên là đã thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người này. Còn hành khách có lời lẽ lăng mạ và có hành vi đánh vào đầu nữ nhân viên là đã thực hiện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm sức khỏe, thân thể nữ nhân viên nói trên.
Căn cứ Điều 604 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Còn Ðiều 611 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định “thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” thì xác định thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật nói trên thì hai hành khách phải liên đới bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm đã gây ra cho nữ nhân viên, ngoài ra cũng phải liên đới bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần đã gây ra cho người này.
Điều 298 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về “Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới” như sau: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Chưa kể, nếu giám định mà tỉ lệ thương tật của nhân viên hàng không từ 11% trở lên thì người gây thương tích có thể phải chịu hình phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Nếu sau khi giám định mà nữ nhân viên hàng không không có thương tật thì người thực hiện hành vi phải bồi thường thiệt hại do đã xâm phạm sức khỏe của chị.
Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về “thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định nói trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, các hành khách gây nên hành vi nói trên còn phải công khai xin lỗi nạn nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?