Tận thu gỗ rừng tự nhiên được quy định như thế nào?
Tận thu gỗ rừng tự nhiên được quy định tại Điều 9 Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:
1. Đối tượng gỗ tận thu: Gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô Mục, cành, ngọn trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ và phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh.
2. Trình tự, thủ tục tận thu
Chủ rừng tự xác minh, tính toán, lập bảng kê lâm sản tận thu; gửi bảng kê lâm sản đến cấp thẩm quyền để theo dõi, giám sát trong quá trình tận thu và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông tiêu thụ, cụ thể:
a) Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Tổ chức tận thu và nghiệm thu gỗ
Chủ rừng tổ chức tận thu theo đúng bảng kê lâm sản đã lập và báo Hạt Kiểm lâm sở tại biết, xác nhận nguồn gốc khi lưu thông tiêu thụ; trong quá trình tận thu không được mở mới đường vận xuất, vận chuyển và phải có biện pháp bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về tận thu gỗ rừng tự nhiên, được quy định tại Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?