Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng là rừng sản xuất
Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng là rừng sản xuất được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:
a) Việc khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung trong rừng sản xuất do chủ rừng quyết định, nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp.
b) Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ báo cáo bằng văn bản với cấp thẩm quyền biết về địa danh, khối lượng gỗ khai thác để tổng hợp báo cáo, theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông tiêu thụ, cụ thể:
Chủ rừng là tổ chức, gửi bảng kê lâm sản đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi bảng kê lâm sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản:
Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng là rừng sản xuất, được quy định tại Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?