Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Lan, đang sinh sống ở Vĩnh Long, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi chính quyền địa phương cấp thị xã có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thu Lan_097**)

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 52 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, theo đó, chính quyền địa phương ở thị xã có các quyền và nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

2. Quyết định những vấn đề của thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.

5. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

6. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Trên đây là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Trân trọng!

Chính quyền địa phương
Hỏi đáp mới nhất về Chính quyền địa phương
Hỏi đáp Pháp luật
Hiến pháp năm 2013 quy định cấp chính quyền địa phương gồm có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân có được quyền biết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã không?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong mối quan hệ với chính quyền địa phương?
Hỏi đáp pháp luật
Tranh chấp về việc đổi đất với chính quyền địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Ruộng nằm quy hoạch có phải nộp cho chính quyền địa phương không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xử phạt đối với hành vi không tham gia các hoạt động phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan thú y khi xảy ra dịch bệnh động vật
Hỏi đáp pháp luật
Nợ chính quyền địa phương là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bán hàng online qua mạng có cần phải khai báo với chính quyền địa phương?
Hỏi đáp pháp luật
Mua bán đất không có chứng nhận chính quyền địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ của chính quyền địa phương
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chính quyền địa phương
Thư Viện Pháp Luật
255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chính quyền địa phương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính quyền địa phương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào