Thời gian được tính hưởng BHXH theo quy định

Bạn đọc từ địa chỉ email tanba***t@gmail.com hỏi: Trước 1975 tôi hoạt động hợp pháp thuộc Ban An ninh huyện, đến 30/4/1975 sau khi cùng bộ đội địa phương tham gia giải phóng và tôi về công tác tại Ban An ninh tỉnh đến tháng 10/1977 tôi chuyển ngành về Sở Xây dựng. Năm 1982 về công tác Công ty Lương thực tỉnh, tôi không còn quyết định tiếp nhận. Năm 1989 về công tác Công ty xuất nhập khẩu tỉnh, có quyết định điều động, đến tháng 01/1992 tôi xin nghỉ việc cơ quan không chấp thuận nên có thông báo tôi bỏ việc. Năm 1992-2008 tôi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, thời gian tham gia BHXH từ 1996 (có Luật Lao động ra đời) đến 2008 (tôi đủ tuổi hưu). * Khi tôi nghỉ việc thì cơ quan BHXH chỉ giải quyết tiền chế độ từ 1996-2008=13 năm do tôi không có đầy đủ quyết định đầu vào - đầu ra (quyết định tiếp nhận - quyết định chuyển công tác). * Như vậy tôi có được tính thời gian BHXH có quyết định đầu vào đầu ra như sau: - Từ 30/4/1975 đến tháng 10/1977 = 3 năm vì tôi hoạt động hợp pháp ban An ninh huyện có hưởng trợ cấp theo quyết định 290/2005 xem như đầu vào cơ quan An ninh.  - Từ 1977-1982: công tác Sở Xây dựng tôi không còn QĐ tôi có liên hệ Ban Tổ chức chính quyền tỉnh nhưng họ nói lâu quá hồ sơ không còn nhưng có xác nhận của Sở Xây dựng về thời gian công tác tại đó. - Từ 1982-1989: 7 năm, tôi chỉ có quyết định từ Công ty Lương thực chuyển về Công ty XNK tỉnh mà không có QĐ đầu vào nhưng có xác nhận của Giám đốc Công ty Lương thời gian tôi công tác. - Từ 1989-1991: 3 năm, có quyết định đầu vào - đầu ra Tôi xin hỏi như vậy thời gian tính chế độ BHXH của tôi được tính như thế nào?

Về thời gian công tác theo nội dung thư của Ông, BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:

- Tháng 01/1992 Ông có thông báo của cơ quan về việc Ông bỏ việc. Theo quy định tại Điểm c, Khoản 12, Mục II Thông tư 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thì: “Những trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàn cảnh riêng, sau được trở lại làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc giải ngũ không được tính là thời gian công tác liên tục mà chỉ được tính là thời gian công tác nói chung”. Như vậy, thời gian công tác trước tháng 01/1992 của Ông nếu có hồ sơ đầy đủ và Ông công tác liên tục thì thời gian này cũng không được tính hưởng BHXH theo quy định nêu trên.

- Từ năm 1992 đến năm 2008: Ông làm việc tại doanh nghiệp tư nhân và theo Ông trình bày thì hồ sơ chỉ thể hiện thời gian tham gia BHXH từ năm 1996 đến năm 2008 nên cơ quan BHXH đã tính hưởng BHXH đối với Ông từ năm 1996 đến năm 2008 là đúng quy định.

Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Tính hưởng bảo hiểm xã hội khi gián đoạn thời gian công tác
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian đi học có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian đóng để được hưởng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cộng nối thời gian tham gia quân đội tính hưởng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian giữ chức phường đội phó có được tính để hưởng Bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp pháp luật
Tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Bị tai nạn lao động trong thời gian thử việc có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng BHXH chỉ 1 năm có được hưởng BHXH không?
Hỏi đáp pháp luật
Tính thời gian tham gia quân đội để hưởng BHXH
Hỏi đáp pháp luật
Được cộng dồn thời gian trong quân ngũ để tính hưởng BHXH
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào