Vấn đề biệt phái sĩ quan Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Vấn đề biệt phái sĩ quan Công an nhân dân được quy định tại Điều 28 Luật Công an nhân dân 2014, theo đó:
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ quy định tại khoản 3 Điều 24 và khoản 1 Điều 26 của Luật này.
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về vấn đề biệt phái sĩ quan Công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Công an nhân dân 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?