Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trung ương
Đội ngũ các báo cáo viên pháp luật ngày càng giữ một vị trí quan trọng, đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển pháp luật trở thành công cụ đắc lực trong mọi hoạt động. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật là nòng cốt trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào thực tiễn nên tiêu chuẩn để trở thành một báo cáo viên nói chung và báo cáo viên pháp luật Trung ương nói riêng ngày càng cần thiết. Căn cứ theo Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 đã đưa ra một trình tự cụ thể quy định về công nhận báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương.
Bước 1: Lập danh sách
- Người lập danh sách: Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể lập
- Đối tượng thực hiện thủ tục: cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
- Người phê duyệt danh sách: Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương.
Bước 2: Lập hồ sơ
- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức.
- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Tư pháp để quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
Bước 4. Ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
- Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật; được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Pháp luật hiện hành đã quy định một cách cụ thể nhất, chi tiết nhất đảm bảo cho quá trình áp dụng thủ tục hành chính về vấn đề công nhận báo cáo viên được tiến hành một cách nhanh nhất, thuyên giảm những thủ tục không cần thiết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật cấp trung ương. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?