Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định như thế nào?
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử đã được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005.
Theo đó, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định như sau:
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 16 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 16 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 13 tháng 2 là ngày gì? Ngày 13 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 8 hay nhất?
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Quảng Ninh?