Làm cách nào để người cha giành lại quyền nuôi con?

Kính nhờ các luật sư tư vấn giúp gia đình và em trai của em! Em trai em tên Nhựt lấy vợ năm 2008, vợ tên Duyên, đến năm 2015 thì có một bé trai tên Thiện Nhân. Tháng 8 năm 2016, vợ chồng em Nhựt ly hôn.Lúc làm đơn xin ly hôn, do hàn gắn mãi không được, giận vợ, Nhựt có ký tên vào đơn ly hôn, nhưng khi tòa án thụ lý, có mời 3 lần nhưng Nhựt không đi, (vì nghĩ là không đến Tòa thì Duyên sẽ bỏ ý định ly hôn). Sau đó Duyên thông báo là Tòa đã xử ly hôn vắng mặt và Duyên được quyền nuôi con,bé Nhân lúc này mới 18 tháng tuổi. Sau ngày ly hôn khoảng 2 tháng, thì Duyên dẫn 1 người đàn ông mới về nhà cha mẹ Duyên và sống công khai như vợ chồng (dù không có làm lễ cưới), Duyên và gia đình Duyên ngăn cấm Nhựt thăm nom bé Nhân cũng như rước bé về Nội chơi trong ngày mặc dù 2 nhà Nội-Ngoại rất gần nhau. Gia đình em rất iu bé vì mới có đứa cháu Nội đầu tiên, mẹ em và em trai em rất đau lòng. Vậy em xin kính nhờ các luật sư tư vấn giúp em 2 vấn đề: Thứ nhất: Nhựt có thể làm đơn gửi đến tòa án xin được giành quyền nuôi con không? (vì Duyên đã có chồng khác thì quyền lợi của bé Nhân không còn được đãm bảo về mọi mặt nữa) và tỉ lệ thắng kiện là bao nhiêu? Thứ hai:Gia đình em cần phải có những hồ sơ và bằng chứng gì để có thể giành lại quyền nuôi bé Nhân? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Khi Tòa án triệu tập Nhựt đến lần thứ 3 mà Nhựt vẫn không có mặt tại Tòa là Nhựt đã vừa không tuân thủ pháp luật vừa không hiểu biết pháp luật nên đã làm mất đi quyền có mặt, trình bày tại phiên tòa, Tòa án xử vắng mặt Nhựt là đúng quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho vợ trực tiếp nuôi. Con chung của Nhựt mới 18 tháng tuổi Tòa giao cho mẹ trực tiếp nuôi là đúng luật. Nhựt muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con thì phải đợi con chung lớn hơn 36 tháng tuổi và quan trọng là chứng minh được mình có nhiều điều kiện về kinh tế, thời gian chăm sóc để trực tiếp thực hiện quyền nuôi con chung. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc người cha giành lại quyền nuôi con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Cần làm gì khi chồng không cho gặp con sau khi ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ có được giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn nhưng chồng mất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn có thể được thay đổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ bao nhiêu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì người bố được quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con theo quy định hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi ly hôn thì vợ hoặc chồng phải đáp ứng điều kiện gì để giành quyền nuôi con?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Thư Viện Pháp Luật
198 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giành quyền nuôi con khi ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào