Khởi kiện đòi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Theo như nội dung anh nêu thì Tòa án đã xử ly hôn và giao con cho vợ anh nuôi con và bản án đã có hiệu lực nên để anh đòi quyền nuôi con từ vợ anh, anh phải khởi kiện một vụ án mới. Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên". Vì vậy, để có thể được giành quyền nuôi con, anh cần có chứng cứ chứng minh bên vợ (cụ thể là người trực tiếp nuôi con anh) không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt cho cháu (sức khỏe, việc học tập, sinh hoạt…) và anh có đủ điều kiện để đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con hơn vợ anh thì Tòa sẽ căn cứ vào đó xem xét để ra phán quyết.
Để tiến hành thủ tục khởi kiện đòi quyền nuôi con, anh phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi vợ anh đang cư trú. Anh có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc khởi kiện đòi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?