Nghĩa vụ của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
Nghĩa vụ của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Thú y 2015, theo đó, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
- Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
- Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
- Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
- Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là quy định về nghĩa vụ của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thú y 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?