Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?

Xin chào, em làm việc trong cơ quan nhà nước, xin cho em đươc hỏi trường hợp cho vay tiền của mẹ em. Có bà người quen của mẹ, hay tin mẹ hốt hụi nên đến mượn tiền để đi thành phố khám bệnh, mẹ em không cho, nhưng bà đó năn nỉ quá, mẹ em mới cho mượn 5.000.000 đồng nhưng trong vòng mười ngày phải trả lời lẫn gốc,lãi suất là 30%. Đúng 10 ngày sau bà ta đến trả lãi mà không trả lãi tiền vốn, mẹ em có đến nhà đòi nhiều lần nhưng không được. Bà dì đó nhắn tin điện thoại hẹn mẹ em đến nhà để trả nhưng khi đến nhà thì bà ta ra giá 1 tháng trả 300.000 đồng tiền vốn được không được thì thôi, rồi đòi kiện mẹ em ra tòa. Trong lúc tức giận mẹ em có giằn co qua lại nhưng không gây thương tích. Khoảng 3 - 4 ngày sau bà dì đó nhập viện với lý do là bị mẹ em đánh, kiện mẹ em ra tòa vì tội cho vay nặng lãi và tội đánh người. Em xin được hỏi với mức cho vay như vậy có bị gọi là cho vay năng lãi không? Nếu bị phạt sẽ phạt tiền hay phạt tù, và phạt bao nhiêu? Còn với tội đánh người thì có mang tội không ? Mẹ em không gây ra bất cứ thương tích nào cho bà dì đó, nếu có giấy chứng thương thì giấy đó xử lý như thế nào. Em rất lo cho mẹ, rất mong nhận được ý kiến của anh/chị. Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 về lãi suất thì mức lãi suất cơ bản trong giao dịch dân sự được quy định như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Lãi suất cơ bản mà Ngân hàng nhà nước đang áp dụng hiện nay dao động ở mức 8% năm. Tuy vậy các tổ chức tín dụng vẫn lấy mức cơ bản giao động từ 7 – 9%/năm làm lãi suất cơ bản khi thực hiện hoạt động cho vay. Vì vậy lãi suất không vượt quá 150% mà BLDS 2005 quy định được hiểu là mức lãi suất cho vay không quá mức 13%/năm tính theo khoản tiền vay gốc.

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sự 1999 về Tội cho vay lãi nặng

“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.”

Ở trường hợp của mẹ bạn, cho vay 5 triệu đồng, lãi suất là  30% cho thời hạn vay 10 ngày có nghĩa là khoảng 90%/tháng, tương ứng 1.080% một năm. Mức lãi suất quá cao so với lãi suất do nhà nước quy định và gấp nhiều lần so với quy định về mức lao suất cao nhất trong BLHS 1999 (mức cao nhất không quá 10 lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật cho phép, ở đây lãi suất cao nhất mà pháp luật cho phép là khoảng 13%/năm và gấp 10 lần tức là không quá 130%/năm). Tuy nhiên để xử lý về hành vi cho vay nặng lãi cần có thêm yếu tố có tính chất chuyên bóc lột. Ở đây được hiểu là “hành vi cho vay lãi nặng nhằm trục lợi bất chính, người phạm tội chuyên sống bằng nghề cho vay lãi nặng, làm cho người vay phải điêu đứng, thậm chí phải gán cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn để trả nợ hoặc đến làm con sen, con ở trong nhà người cho vay đẻ trừ nợ. Tuy nhiên, việc xác định hành vi cho vay lãi nặng có tính chất bóc lột cũng là vấn đề trừu tượng bởi vậy khó xác định trên thực tế nên hiện nay không có hướng dẫn nào để biết áp dụng và xử lý.

Việc mẹ bạn có ẩu đả với người cho vay khó được xem là tính chất bóc lột bởi nó xuất phát từ thái độ và tinh thần ức chế do không đòi được tiền nợ. Muốn truy cứu về hành vi cố ý gây thương tích cần chứng minh được mẹ bạn là người trực tiếp gây ra thương tích, ở đây nếu không chứng minh được, gia đình bạn có thể tố cáo ngược lại người đã vay nợ về hành vi vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự 1999.

Tuy nhiên nếu bị khởi kiện ra Tòa án nhân thì mẹ bạn chỉ có thể đòi lại được khoản tiền nợ gốc và khoản lãi sẽ được tính lại dựa theo mức lãi suất cơ bản của ngân hàng chứ không thể được chấp nhận khoản lãi như mẹ bạn và người vay đã thỏa thuận.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phạm tội cho vay nặng lãi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Mức lãi suất vay
Hỏi đáp mới nhất về Mức lãi suất vay
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về lãi suất cho vay tín dụng đen
Hỏi đáp pháp luật
Chứng cứ trong vụ án tranh chấp về lãi suất cho vay
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay bao nhiêu là phạm luật?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi cho vay tiền với lãi suất cao
Hỏi đáp pháp luật
Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lãi suất cho vay quá hạn
Hỏi đáp pháp luật
Cho vay lãi suất bao nhiêu thì không phạm tội?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay bao nhiêu là cho vay nặng lãi?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mức lãi suất vay
Thư Viện Pháp Luật
377 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mức lãi suất vay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mức lãi suất vay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào