Dự án, công trình an toàn giao thông đường thủy nội địa hoàn thành đưa vào khai thác
Dự án, công trình an toàn giao thông đường thủy nội địa hoàn thành đưa vào khai thác được quy định tại Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc thi công công trình được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;
b) Tổ chức công tác rà quét, thanh thải vật chướng ngại phát sinh trong quá trình thi công, trong phạm vi vùng nước khu vực thi công hoặc ngoài vùng nước thi công ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa;
c) Bàn giao luồng, hành lang bảo vệ luồng cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
2. Nội dung bàn giao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này giao gồm:
a) Biên bản kiểm tra, rà quét vùng nước khu vực thi công sau khi đã hoàn thành công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải trên cơ sở phương án rà quét đã được thống nhất;
b) Biên bản giữa cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải với chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân xác nhận việc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa của công trình đúng quy định;
c) Biên bản bàn giao luồng khu vực thi công công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà quét dọn sạch vật chướng ngại trong khu vực thi công;
d) Bản vẽ hoàn công bao gồm: Bình đồ tổng thể vị trí công trình và phạm vi tổ chức rà quét thanh thải vật chướng ngại trong khu vực thi công. Bình đồ phải có xác nhận của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân thi công công trình và cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải; Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông (đối với công trình xây dựng cầu vượt sông, đường dây, đường ống vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng), hoặc một mặt cắt ngang sông tại vị trí công trình có ảnh hưởng lớn nhất đến giao thông vận tải đường thủy nội địa trong khu vực (đối với các công trình xây dựng kè, đập, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại), hoặc các mặt cắt ngang đã được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư (đối với các công trình thi công nạo vét, khai thác tài nguyên); sơ đồ bố trí báo hiệu đường thủy nội địa của công trình.
3. Chi cục quản lý đường thủy nội địa hoặc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phân cấp quản lý.
4. Công trình thủy lợi, thủy điện khi vận hành xả nước, xả lũ, chủ công trình hoặc đại diện chủ công trình phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy khu vực hạ du.
5. Trong thời gian chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình chưa thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải chịu trách nhiệm về các hậu quả do mất an toàn giao thông đường thủy nội địa xảy ra tại khu vực.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Dự án, công trình an toàn giao thông đường thủy nội địa hoàn thành đưa vào khai thác, được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BGTVT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?