Những trường hợp nào có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng?

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có vấn đề cần Ban biên tập gỡ rối như sau: Tôi và vợ ly hôn đã được 3 tháng nhưng gia đình vợ cấm tôi không được gặp con. Lần nào tôi tới nhà để gặp con cũng bị gia đình vợ đuổi đánh hoặc xua chó ra cắn. Cho tôi hỏi, trường hợp này tôi có nhờ thừa phát lại lập vi bằng được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Trường hợp của bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng nhé. 

Theo Điều 25 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Một số trường hợp cụ thể có thể lập vi bằng như:
- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;
- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà;
- Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà ;
- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;
- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;
- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;
- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;
- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Xác nhận mức độ ô nhiễm;
- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…
- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;
- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
- Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những trường hợp có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 135/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Lập vi bằng
Hỏi đáp mới nhất về Lập vi bằng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập vi bằng là gì? Vi bằng có giá trị thay thế văn bản công chứng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập vi bằng để mua bán đất và những điều cần lưu ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc đặt cọc mua bán nhà đất có được lập vi bằng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng thì có giá trị pháp lý không? Các trường hợp không được lập vi bằng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục lập vi bằng theo quy định hiện hành? Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Vi bằng mua bán nhà đất có thể được lập bởi thừa phát lại không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Hỏi đáp pháp luật
Việc lập vi bằng
Hỏi đáp pháp luật
Lập vi bằng mua bán nhà có được đăng bộ và có được nhập hộ khẩu vào nhà mới mua được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập vi bằng
Thư Viện Pháp Luật
302 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập vi bằng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lập vi bằng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào