Hành vi không báo cho cơ quan thú ý ở địa phương khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân có vi phạm pháp luật không?
Điều 19 Luật Thú y 2015 quy định chủ vật nuôi phát hiện động vật mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật không được bán, giết mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ vật nuôi có hành vi vi phạm không báo cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y ở địa phương khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc khi phát hiện động vật bị mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân.
Như vậy, hành vi của bà Hương không báo cho cơ quan thú ý ở địa phương khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân là vi phạm pháp luật. Hành vi trên bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi không báo cho cơ quan thú ý ở địa phương khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết nhiều mà không rõ nguyên nhân. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Thú y 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 ý nghĩa, hay nhất?
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng năm 2025?