Khi người bị câm điếc làm hợp đồng ủy quyền
Điều 9 Luật Công chứng năm 2014 quy định về người làm chứng trong hoạt động công chứng như sau: Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc công chứng hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải có người làm chứng nhưng trong trường hợp này, ông B là người yêu cầu công chứng nhưng ông B lại không đọc được, vì vậy khi thực hiện công chứng cần phải có người làm chứng.
Người làm chứng do ông B mời, nếu ông B không mời được thì công chứng viên chỉ định.
- Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc người bị câm, điếc làm hợp đồng ủy quyền. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Công chứng năm 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?