Giới thiệu người của cơ quan ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Việc giới thiệu người của cơ quan ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 52 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:
Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn;
5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Trên đây là quy định về việc giới thiệu người của cơ quan ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?