Trường hợp nào Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp mình và Tòa án cấp dưới ?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thì Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp mình và Tòa án cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Viện kiểm sát nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khi giải quyết;
c) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát trong trường hợp theo hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản này, Tòa án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp mình và Tòa án cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 31 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quyết định của Luật tố tụng hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?