Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm tồn lưu
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 30/2016/TT-BTNMT thì trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm tồn lưu được quy định như sau:
- Tổng cục Môi trường lập phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh quy định tạikhoản 1 Điều 13 Nghị định 19/2015/NĐ-CP trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 19/2015/NĐ-CP, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 19/2015/NĐ-CP lập phương án xử lý ô nhiễm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt.
Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm tồn lưu được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2016/TT-BTNMT quy định về việc quản lý cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kể về một việc tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường lớp 3 chọn lọc 2025?
- Tham khảo bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Làm thế nào để bảo vệ đại dương?
- 28 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động nghỉ giữa giờ bao nhiêu phút khi làm việc 8 giờ ngày 28 tháng 2 2025 âm lịch?
- Tháng 2 2025 có ngày 29 dương lịch không? 29 tháng 2 là ngày gì mà 4 năm mới xuất hiện một lần?
- khaothi vnu edu vn đăng nhập Link đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội HSA?